Cũng giống Việt Nam, người dân Trung Quốc đón Tết cổ truyền rất lớn, đình đám và đây là dịp mà mọi người trong gia đình quây quần, đoàn tụ và nhớ ơn tổ tiên.
Cam, Quýt Theo đại diện ở Trung tâm văn hóa Trung Quốc ở San Francisco, Mỹ, trong tiếng Trung từ "vàng" và "cam" có âm khá giống nhau, cũng giống như từ "quýt" và "may mắn". Do đó trong ngày Tết, người dân thường mua cam, quýt về bày biện trong nhà và ăn. Họ thường chọn những quả còn lá tươi vì lá biểu tượng cho sự trường thọ nhưng sẽ không bao giờ bày 4 quả quýt hay cam, do số 4 tượng trưng cho chữ "tử". |
Mỳ Trong ngày này, người dân cũng ăn mỳ vì sợi mỳ dài tượng trưng cho sự trường thọ, sống lâu trăm tuổi. |
Khay bánh kẹo ngày tết Đây là món ăn vặt mà chủ nhà sẽ mang ra mời khách. Hạt dưa đỏ mang ý nghĩa may mắn, mứt long nhãn với ước vọng sinh nhiều con trai, mứt dừa là sự đoàn kết, còn mứt quất vàng cam kết một sự thịnh vượng, phát tài . |
Bánh Niên Cao Bánh Niên cao là một loại bánh gạo. Trong tiếng Trung Quốc, từ "gạo" với "cao" phát âm gần giống nhau, nên người dân ăn món này với ước mong đạt được các đỉnh cao trong năm mới về mọi mặt. |
Bưởi Người dân tin rằng ăn bưởi trong năm mới sẽ đem lại sự thịnh vượng dài lâu. |
Jai Đây là món ăn chay, với các thành phần như đậu, nấm, rong biển... mang ý nghĩa tốt đẹp, may mắn. |
Rau Người Trung Quốc cũng ăn những loại rau có lá dài trong ngày Tết với ước mong cha mẹ sống lâu trăm tuổi. |
Cá Từ "cá" trong tiếng Trung Quốc có phát âm khá giống chữ "dư". Do đó người dân Trung Quốc thường ăn cá vào dịp đầu năm với ước vọng quanh năm dư dả. Tuy nhiên họ cũng bỏ lại phần đầu và đuôi, với ý nghĩa tránh xui xẻo. |
Bánh ngọt Mọi người ăn bánh ngọt tráng miệng trong năm mới với ước vọng cả năm sẽ gặp toàn những điều ngọt ngào. |
Bánh bao, sủi cảo Đây cũng là món ăn không thể thiếu của người dân nước này. Họ ăn bánh với ước vọng có một năm thịnh vượng. |
Anh Minh (theo Chinaorg)