Tổng đài đặt vé
(028)7109.7999 0868.042.042

'Từ điển ngôn ngữ' của những người mê phượt


Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến trong cộng đồng những người đam mê du lịch theo phong cách phượt:

Trekking: Trekking có nghĩa là đi bộ khám phá. Với mỗi chuyến đi trekking, du khách thường tự mang đồ đạc và đi vào các bản làng xa hoặc leo núi, băng rừng...

Cung: Để chỉ một hành trình, một tuyến đường đi qua nhiều địa điểm. Đôi khi cung còn để chỉ mục đích của chuyến đi như cung đường chinh phục cực Tây, cung ngắm tam giác mạch...

Cua tay áo: Là những khúc cua gấp trên một đoạn đường dốc, ngoằn ngoèo.

1235234-10200560627326980-1928-8684-4611

Những đoạn đường offroad luôn là trở ngại của dân phượt. Ảnh: Anh Thư Phạm

Offroad: Thường để chỉ những cung đường nguy hiểm, nhiều sỏi đá và khó di chuyển.

Dẫn đoàn: Là người dẫn đầu trong các đoàn phượt. Những người này có nhiệm vụ thông báo cho đoàn về một số vấn đề như ổ gà, có xe ngược chiều...Người dẫn đoàn thường là người chắc tay lái để điều hướng di chuyển của các thành viên.

Chốt giữa: Là người dừng lại tại các ngã ba, ngã tư để chỉ đường cho đoàn phía sau.

Chốt đoàn: Là người đi cuối đoàn, đảm bảo số lượng thành viên luôn đầy đủ.

Guide: Người dẫn đường

Porter: Người chở đồ

Xế: Chỉ những người cầm lái và chủ yếu là nam.

Ôm: Là những người ngồi sau

156516-443500825660386-1957999-5471-6480

Xế chỉ người lái xe và ôm là người ngồi sau. Ảnh: Diệu Huyền

Tứ đại tử địa: Là 4 vùng đất khiến nhiều dân phượt phải e dè vì độ mức độ nguy hiểm. Tứ đại tử địa bao gồm Háng Tề Chơ, Phình Hồ, Làng Nhì, Tà Si Láng. Cả 4 địa danh nêu trên đều thuộc tỉnh Yên Bái.

Tứ đại đỉnh đèo: Dùng để chỉ 4 đỉnh đèo của miền Bắc Việt Nam. Đây là 4 đỉnh đèo hiểm trở nhưng có cảnh sắc mê hồn người gồm: Mã Pí Lèng (Hà Giang), Ô Quy Hồ (Lào Cai - Lai Châu), Pha Đin (Sơn La - Điện Biên) và Khau Phạ (Yên Bái).

4 cực 1 đỉnh:  Để chỉ 4 cực: Cực Đông (mũi Đôi, Khánh Hòa), cực Tây (Apachai, Điện Biên), cực Nam (mũi Cà Mau), cực Bắc (cột cờ Lũng Cú, Hà Giang) và đỉnh Fansipan.

Diệu Huyền