Tổng đài đặt vé
(028)7109.7999 0868.042.042

Bảo vệ doanh nghiệp nhà nước áp dụng giá sàn cho vé máy bay


Sở dĩ thông tin áp giá sàn vé máy bay khiến dư luận xôn xao là bởi chính sách này nếu được thông qua sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hàng triệu khách hàng. Hiện nay số hành khách nội địa của các hãng hàng không vào khoảng trên dưới 10 triệu lượt/năm, trong khi dân số của Việt Nam là hơn 90 triệu người. Như vậy, vẫn còn hơn 80 triệu dân Việt Nam (tương đương 90% dân số) chưa thể tiếp cận với dịch vụ hàng không mà nguyên nhân chủ yếu là do giá vé máy bay còn cao so với thu nhập của họ.

Thời điểm trước năm 2012, rất hiếm những chuyến bay tại Việt Nam có giá vé ở mức dưới 100.000 đồng, ngoại trừ một vài lần bán vé miễn phí của Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) nhân dịp năm mới. Với đa số người Việt khi đó, trải nghiệm bay trên những đám mây, vượt qua 2.000 km nối hai đầu đất nước chỉ trong 2 tiếng là một giấc mơ. Riêng mức giá vé “trên trời” đã là lý do hợp lý để níu giữ chân họ lựa chọn những phương tiện giao thông quen thuộc như ôtô, tàu hỏa…
Nhưng, mọi chuyện đã khác từ 5 năm trở lại đây, khi giá vé của tất cả các hãng bay nội địa trong nhiều thời điểm giảm xuống mức 7 con số. Hàng loạt mức giá danh nghĩa cũng được các hãng hàng không liên tục chào bán, từ 10.000 đồng, 3.000 đồng, 1 đồng rồi 0 đồng cho chuyến bay trong nước, dưới 10 USD cho chuyến bay quốc tế.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Thành Nam, cựu Tổng giám đốc FPT, trong mỗi chuyến bay của một hãng hàng không giá rẻ, ông đều gặp nhiều gương mặt chất phác của các cụ già, chàng trai… Theo mô tả của ông, khuôn mặt những người này “như còn hằn nỗi vất vả, nhưng mắt họ ánh lên niềm vui”. Nhờ có hãng hàng không giá rẻ này, họ được đi máy bay. Cũng nhờ có hãng này, họ được tiếp cận với loại hình dịch vụ tiên tiến nhất, được thấy những toilet tỏa mùi thơm, được học cách xếp hàng lên máy bay và tắt điện thoại nơi công cộng.

Một cách nào đó, ông đánh giá, bay hàng không giá rẻ là một cách sống mới cho hàng triệu dân thường Việt Nam. Khác với Vietnam Airlines, luôn định vị mình chỉ dành cho những doanh nhân thành đạt hay các quý bà lịch lãm.
Nhưng ước mơ đang đẹp đó, có nguy cơ mất đi vĩnh viễn bởi đề xuất áp giá sàn vé máy bay của hãng hàng không Jestar và anh cả Vietnam Arilines. Đây là đề xuất đưa ra để cạnh tranh với hãng hàng không giá rẻ VietJetAir – nơi mang lại hàng triệu cơ hội đi máy bay cho người nghèo.
VietJetAir dù ra đời sau rất lâu so với hai hãng trên, nhưng đã đứng thứ 2 của vận tải hàng không nội địa. Do áp lực cạnh tranh, hai hãng kia (nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối), cũng phải thay đổi chính sách vé và chất lượng phục vụ, số hành khách cũng tăng nhưng cuối cùng vẫn không bằng Vietjet. “Trâu buộc ghét trâu ăn”, ngay khi cổ phiếu của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet vừa mới lên sàn đã kích trần, thì cũng là lúc ý kiến này được đưa ra.

Vietnam Airlines cũng tính toán nếu tăng giá vé 5% so với hiện tại và áp dụng giá sàn như đề nghị thì ước tính doanh thu sẽ tăng thêm khoảng 2.500 tỷ đồng sau 1 năm thực hiện. Với quy mô 400 chuyến bay/ ngày, đề xuất này nếu được chấp thuận có thể mang lại hàng nghìn tỷ cho Vietnam Arilines trong năm nay bù vào các khoản lỗ do điều hành yếu kém trong gần một năm qua của Ban giám đốc mới. Một doanh nghiệp nhà nước, dùng tiền thuế để phát triển, nay lại vòi thêm tiền của người dân để bù đắp cho việc thua lỗ của mình liệu có chấp nhận nổi?
Chưa kể, nếu giá vé hàng không đắt đỏ, sẽ tăng chi phí cho mọi doanh nghiệp, hại cho ngành du lịch nội địa, người có thu nhập trung bình và thấp sẽ khó có cơ hội lựa chọn hàng không, chưa chắc có lợi cho chính ngành hàng không.
Doanh nghiệp nhà nước, một thời gian dài được tạo điều kiện mọi mặt, đặc biệt về chủ trương chính sách nhưng đã bộc lộ khả năng quản trị yếu kém, bộ máy cồng kềnh, hoạt động lãng phí, kém hiệu quả đến mức đang dần làm cạn kiệt nguồn lực quốc gia. Quen thói độc quyền, nên khi có sự tham gia của tư nhân, họ lập tức bộc lộ sự kém cỏi trong cạnh tranh. Bằng chứng là từ khi có sự tham gia của Vietjet Air, thị phần của Vietnam Airlines đã giảm liên tục từ 74,6% năm 2011 xuống chỉ còn 42,5% vào giữa năm 2016. Còn Jetstar thì thị phần vẫn lẹt đẹt suốt mấy năm qua, lỗ luỹ kế đến tháng 9/2016 đã 3.568 tỉ đồng.
Thông tin cập nhật đến thời điểm này, hiện đã có tới 64 quốc gia công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Ấy vậy mà, “người ta” sẵn sàng đưa ra những đề xuất xâm phạm thô bạo nguyên tắc thị trường, chà đạp quyền lợi của người tiêu dùng nhưng vẫn được cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xem xét, trong khi đáng ra phải lập tức bác bỏ.

theo nguyentandung.org

Xem thêmMỘT BÉ TRAI BỊ THANG CUỐN SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT KẸP ĐỨT TAY