Tổng đài đặt vé
(028)7109.7999 0868.042.042

Bí quyết không bị phiền toái khi du lịch châu Á


Dưới đây là một vài chú ý giúp bạn đi du lịch vui vẻ hơn khi đến với châu Á.

Chú ý cử chỉ tay

Trong văn hóa của người theo đạo Phật, đầu là phần cao nhất và linh thiêng nhất của cơ thể. Chân nằm ở vị trí thấp nhất và cũng dơ bẩn nhất. Ở các nước mà đạo Phật chiếm đa số như Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Campuchia, việc chạm tay vào đầu đều bị coi là hành động xúc phạm người khác. 

Ở Campuchia, lấy ngón tay chỉ người khác là thô lỗ, nhất là khi chỉ dùng một ngón chỉ hướng hay vật nào đó. Sẽ an toàn hơn khi bạn dùng cả bàn tay và úp xuống. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, nhận quà bằng một tay là một cử chỉ không nên chút nào. 

Lịch sự khi mua hàng 

Một số nước như Việt Nam, Trung Quốc có những người bán o ép, mời mọc khách khiến họ không muốn mua nhưng vẫn phải chọn hàng. Tốt hơn hết, bạn nên từ chối lịch sự, thẳng thắn và không đụng chạm vào hàng hóa nữa. Ngoài ra, du khách cũng nên tránh việc không mua nhưng hỏi han nhiều, sờ, bóc, kiểm tra, lựa chọn hàng hóa đó.   

Xem thêm: Du khách bị đánh chết trong vụ ép buộc mua hàng

Sử dụng đũa thành thạo

bi-quyet-khong-bi-phien-toai-khi-du-lich-chau-a

Khi dùng đũa bạn cũng nên quan sát mọi người và tránh việc cắm đũa vào bát.

Nếu việc dùng đũa khiến bạn cảm thấy căng thẳng, chớ lo lắng quá. Bạn có thể yêu cầu một chiếc dĩa hay thìa để ăn mà không vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu đang tập dùng đũa, bạn hãy nhớ đừng cắm nó lên cơm. Một số quốc gia châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc đều cho đây là điềm xấu, chỉ xuất hiện trong các đám tang. Nguyên nhân là theo truyền thống, bát cơm cho người đã khuất có cắm đũa phía trên.

Ăn bằng tay

Ở Nepal, Ấn Độ và nhiều quốc gia theo Hồi giáo khác như Bangladesh, Indonesia và Malaysia, việc ăn bằng tay lại được cho ra lịch sự. Tuy nhiên, bạn phải chú ý không dùng tay trái để ăn khi tới các nước này vì họ quan niệm tay đó không sạch sẽ. Thực tế, du khách tránh dùng tay trái hết sức có thể. Ví dụ như không dùng tay trái khi lấy hoặc đưa đồ ở Kathmandu (Nepal) hay chỉ trỏ ở Dhaka (Bangladesh)...

Không hắt xì

Đồ ăn cay là một trong những nguyên nhân khiến bạn thấy mũi có vấn đề. Để không làm người đi cùng khó chịu, khi đến Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc, bạn hãy kiềm chế việc hắt xì tại bàn ăn. Trong trường hợp không thể, bạn nên đứng dậy ra chỗ khác để xử lý.  

Nhận lời mời uống rượu

bi-quyet-khong-bi-phien-toai-khi-du-lich-chau-a-1

Nên nhận lời khi có người mời bạn uống.

Từ chối lời mời rượu cũng thô lỗ không kém gì việc từ chối mời ăn. Tại Hàn Quốc, khi có người mời bạn một ly soju hay bia nghĩa là họ thể hiện tình thân. Nếu bạn không nhận nghĩa là làm họ mất thể diện. Tuy nhiên, bạn thật sự lo lắng bị say lúc ăn uống, hãy cẩn trọng và mọi người cũng không đặt nặng vấn đề lắm. 

Bạn cũng nên rót đồ cho mọi người trước khi tự rót cho mình. 

Không đưa tiền boa

Đây là một hành động tối kỵ ở Nhật Bản. Người Nhật không sống dựa vào tiền boa mà luôn cố gắng làm tốt công việc của mình để xứng đáng với tiền lương. Họ không cần thêm sự khích lệ như vậy, việc khách đưa tiền boa khiến họ cảm thấy xấu hổ và bị xúc phạm hơn. 

Tôn trọng văn hóa, tôn giáo

Sự tôn trọng là nền tảng trong văn hóa của các nước châu Á và được coi như một phần rất thiết yếu. Ở Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác, kính trọng người lớn tuổi rất quan trọng. Bạn sẽ bị coi là người thô lỗ khi cầm đũa hay ăn xong trước những người trên tuổi mình. Một số nước còn quan tâm tới cả vấn đề trang phục, ví như không nên dạo phố khi mặc đồ hở vai. Nếu muốn là một vị khách được chào đón, hãy cố gắng mặc đồ cẩn trọng hơn. 

Xem thêm: Những điều tối kỵ khi đi du lịch thế giới

Hương Chi