Tổng đài đặt vé
0868.042.042 (028)7109.7999

Bộ quốc phòng phát biểu về kế hoạch sử dụng sân bay Tân Sơn Nhất


Liên quan đến vấn đề sân bay Tân Sơn Nhất thì hôm qua ngày 8/8 tại TP.HCM, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Kết luận của Thường vụ Quân ủy Trung ương về công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng vấn đề sẽ được thảo luận ở đây là chưa đánh mạnh vào sân golf để có thể giải quyết tình trạng như hiện nay.

Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đại biểu Lãnh đạo UBND TP.HCM, Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải; Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục hậu cần, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng.

Đất sân bay Tân Sơn Nhất được sử dụng thế nào?

Theo Bộ Quốc phòng, đất quốc phòng nói chung, đất tại sân bay Tân Sơn Nhất nói riêng có diện tích tương đối lớn (khoảng 1.060,82 ha), trong đó: Đất quốc phòng đang quản lý là 489,03 ha (phía Bắc 275,26 ha, phía Nam 231,77ha); đất Hàng không dân dụng quản lý: 107,18ha; đất dùng chung là 464,59 ha (Quân sự 15,62 ha; Hàng không dân dụng 448,97 ha), nhưng chưa được quy hoạch, xen kẽ nhiều đơn vị, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.


Việc quản lý, sử dụng đất quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng đưa vào hoạt động kinh tế khu vực sân bay Tân Sơn Nhất là vấn đề lịch sử tồn tại từ sau năm 1975 đến nay. Qua nhiều lần kiểm tra, chấn chỉnh hiện nay công tác quản lý, sử dụng đã đi vào nền nếp, các khu đất có mốc giới, ranh giới, tường rào bảo vệ, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, không để xảy ra tranh chấp, lấn chiếm.


Các phương án sử dụng đất quốc phòng vào hoạt động kinh tế được Bộ Quốc phòng phê duyệt, sau khi đi vào hoạt động đã chấp hành đúng quy định của pháp luật, các quy định của địa phương, có hiệu quả cao, tạo được cảnh quan, cơ sở hạ tầng, có ý nghĩa về kinh tế, văn hoá, xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động trên địa bàn, đóng góp vào ngân sách địa phương thông qua các hoạt động của doanh nghiệp; tạo nguồn thu bổ sung một phần ngân sách quốc phòng, cải thiện và nâng cao đời sống của bộ đội và một số chương trình chính sách hậu phương quân đội.

Từ năm 2014 đến nay, Bộ Quốc phòng đã bàn giao và dự kiến bàn giao đất quốc phòng khu vực sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 52,22 ha. Trong đó: Bàn giao cho TP.HCM khoảng 11,96 ha; bàn giao Bộ Giao thông vận tải khoảng 40,26 ha; phục vụ triển khai quy hoạch kết nối giao thông, xây dựng hồ điều hòa nhằm giảm ùn tắc giao thông và chống ngập nước tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất; cải tạo, nâng cấp đường lăn, sân đỗ tàu bay Hàng không dân dụng, quy hoạch Nhà ga hành khách.

Sử dụng đất quốc phòng vào hoạt động kinh tế
 
Cũng theo Bộ Quốc phòng, đây là việc thực hiện chức năng nhiệm vụ lao động sản xuất xây dựng kinh tế, kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế.
 
Bộ Quốc phòng đã sử dụng đất quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng vào hoạt động sản xuất xây dựng kinh tế theo Văn bản số 1869/TTg-KTN ngày 04/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đã góp phần tăng cường công tác quản lý, sử dụng và khai thác tối đa hiệu quả đất quốc phòng, tạo cảnh quan môi trường và chống lấn chiếm, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách bảo đảm cho các nhiệm vụ quốc phòng và cải thiện nâng cao đời sống bộ đội.
 
Phương hướng quản lý, sử dụng đất quốc phòng thời gian tới
 
Để công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng trong thời gian tới của các đơn vị chặt chẽ, đúng quy định, Bộ Quốc phòng yêu cầu các cơ quan, đơn vịchấp hành nghiêm quy định của pháp luật, Nghị quyết 1002-NQ/QUTW ngày 29/12/2016 của Quân uỷ Trung ương về lãnh đạo công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo; các thông tư, chỉ thị, mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng, không để xảy ra tranh chấp, lấn chiếm, tự ý cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết…Chấp hành nghiêm các quy định của Luật Đất đai, các nghị định của Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Nhà nước và của địa phương. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương quản lý chặt chẽ đất quốc phòng, nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng.
 
 
Về phương án sử dụng đất quốc phòng vào hoạt động kinh tế tại sân bay Tân Sơn Nhất, Thường vụ Quân uỷ Trung ương thống nhất chủ trương: đồng ý cho tiếp tục thực hiện các phương án đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt, xong phải đảm bảm đúng quy định pháp luật, đúng quy hoạch và các quy định của TP.HCM; phối hợp tốt với địa phương trong công tác kiểm, nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

Riêng các điểm đất đơn vị đã ký hợp đồng với diện tích nhỏ, không kinh doanh kho hàng, có hiệu quả kinh tế, không ảnh hưởng đến nhiệm vụ, công tác quản lý chặt chẽ, thì cho phép giữ nguyên hiện trạng sử dụng và sẵn sàng thu hồi ngay khi có yêu cầu, nhưng phải kiểm tra, chấn chỉnh lại, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật, của Bộ Quốc phòng và TP.HCM.

Đối với dự án sân golf Tân Sơn Nhất, Bộ Quốc phòng đã kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ; khi có quyết định của Thủ tướng sẽ tổ chức triển khai thực hiện.
 
theo thanhnien.vn