Hiện đơn vị này đã bắt đầu công tác nghiên cứu và bảo tồn các loài động vật quý hiếm cùng môi trường sống tự nhiên của chúng. Nhóm đối tượng đầu tiên là một số loài động vật quý hiếm của Việt Nam.
Chương trình cũng thực hiện các ấn phẩm giáo dục như áp phích, lịch, sách, ảnh và tờ rơi; tổ chức các khóa học, cung cấp bài giảng, sự kiện và những chương trình đặc biệt đề cao ý nghĩa của hoạt động bảo tồn động vật cho cộng đồng...
Voọc mũi hếch, một trong những loài động vật quý hiếm đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng được Vinpearl Safari nghiên cứu bảo tồn. |
Chương trình cũng gây quỹ cho Quỹ bảo tồn động vật Vinpearl Safari từ hình thức quyên góp và bán sản phẩm bảo tồn (tranh, ảnh, sách, đồ lưu niệm…), gây quỹ, vận động, tìm kiếm các nguồn tài trợ... Quỹ này sẽ hỗ trợ xây dựng và phát triển năng lực cho công tác bảo tồn động vật hoang dã của Việt Nam.
TS. Lê Khắc Quyết - Giám đốc chương trình cho biết: "Chúng tôi định hướng xây dựng Vinpearl Safari trở thành hoạt động nghiên cứu và bảo tồn động vật tiêu biểu của Việt Nam. Bên cạnh đó, dự án sẽ thúc đẩy và thực hiện những cam kết với công tác bảo tồn động vật của Công viên chăm sóc và bảo tồn động vật Vinpearl Safari".
Công viên chăm sóc và bảo tồn động vật Vinpearl Safari dự kiến xây dựng tại khu Bãi Dài, xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Đây là mô hình vườn thú mở, gồm vườn thú ngày và đêm (night safari). Có 9 khu vực chủ đề phong phú mang cảnh quan và kiến trúc đặc trưng các khu vực trên thế giới, chia thành nhiều giai đoạn phát triển.
Giai đoạn một có tổng diện tích 180ha, tập trung phát triển 2 khu chủ đề châu Phi và Ấn Độ. Đó sẽ là nơi chăm sóc và nuôi dưỡng phát triển khoảng 130 loài động vật với khoảng 2.000 cá thể, 400 loài thực vật bản địa và nhập ngoại. Giai đoạn một dự kiến khai trương cuối tháng 12 năm nay.
Linh Hân