Tổng đài đặt vé
0868.042.042 (028)7109.7999

Đằng sau những cánh diều trên thế giới


Trong quan niệm của nhiều nước, thả diều được coi là nét đẹp văn hóa và thường có nhiều lễ hội cũng như sự kiện tổ chức suốt năm. Thậm chí người Nhật Bản còn chọn loại hình này làm nghi thức truyền thống cho việc bắt đầu năm mới. Tuy vậy, đằng sau mỗi cánh diều là rất nhiều câu chuyện liên quan từ kỷ lục thế giới cho đến những lệnh cấm hay quan niệm của cả một dân tộc.

Dưới đây là những thực tế được Malcolm Goodman – một chuyên gia dù lượn 30 năm kinh nghiệm tổng hợp và chia sẻ.

20110413-vung-1428-1426561971.jpg

Những chiếc diều trong Festival Diều quốc tế Vũng Tàu diễn ra ở Việt Nam năm 2014. Ảnh: Matadornetwork.

Các kỷ lục

Chiếc diều được ghi nhận là có vận tốc nhanh nhất thế giới từng đạt mức 193 km/h giờ. Còn diều có diện tích lớn nhất hành tinh thuộc về chiếc có tên Megabite, diện tích lên tới 630 m2.

Thời lượng lâu nhất trong lịch sử cho một chiếc diều bay lượn trên bầu trời được xác nhận là 180 giờ. Trong quá khứ, thả diều từng là một trong những môn thể thao phát triển nhanh nhất thế giới.

Thực tế ở các quốc gia

Trung Quốc

Thả diều từng bị cấm suốt thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Bất cứ người dân nào bị phát hiện tham gia chơi diều cũng đều bị bỏ tù, thời gian có thể lên tới 3 năm và toàn bộ diều đều phải phá hủy.

Người Trung Quốc tin rằng nếu nghiêng đầu, quay lại nhìn con diều đang thả trên trời cao, miệng sẽ phải khe khẽ há và điều này tốt cho sức khỏe.

Thái Lan

Khoảng 78 luật lệ và quy định chi phối chuyện thả diều ở đất nước xứ chùa vàng.

Nhật Bản

Việc thả diều cũng từng bị cấm vào năm 1760 vì quá nhiều người mải mê với thú vui này thay vì tập trung làm việc. Ngày nay, đây lại là hoạt động văn hóa đặc trưng ở đất nước mặt trời mọc và thậm chí nó còn có hẳn một lễ hội để báo hiệu năm mới đến. Một vài chiếc diều ở quốc gia này có trọng lượng lên tới 2 tấn.

Mỹ

Thời nội chiến, những chiếc diều được sử dụng như một công cụ vận chuyển thông tin, thư từ và báo chí. Mỗi năm, quốc gia này tiêu thụ khoảng 50 triệu chiếc diều.

Một số quốc gia khác

Những chiếc diều khổng lồ từng bị cấm hoạt động ở Đức để tránh trường hợp người dân sử dụng làm công cụ bay qua bức tường Berlin. Ở các nước trên khắp thế giới, chuyện thả diều hầu như là hoạt động phổ biến, thậm chí ít nhất một lần mỗi tuần có lễ hội nhưng chỉ ngoại trừ Nga và Iceland.

Những thực tế khác

Rất nhiều thế kỷ, diều từng được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh, trên các mặt trận với vai trò công cụ phát tín hiệu, mục tiêu giả định và thậm chí là cả phương tiện tuyên truyền. Ngoài ra, chúng còn từng được dùng để câu cá, dự báo thời tiết hay xua đuổi tà ma.

Một học giả người Anh có tên Joseph Needham từng viết trong cuốn Sicence & Civilisation in China rằng diều chính là “thiết bị khoa học” quan trọng nhất của Trung Quốc từng du nhập vào châu Âu.

Rất nhiều chiếc diều bày bán khắp nơi với màu sắc, họa tiết sặc sỡ để thu hút trẻ em nhưng thực tế chúng lại quyến rũ đa số người lớn.

Ở phương Đông, diều thường được tặng cho ai đó với ý nghĩa mang lại hạnh phúc, may mắn, sức khỏe và sự phồn thịnh.

Khoảng 12 người chết vì thả diều mỗi năm trên thế giới.

Chiếc diều đầu tiên xuất hiện trên trái đất cách đây hơn 3.000 năm được cho là làm từ lá cây.

Bạn không cần phải có gió mới thả được diều.

Thông tin thêm

Tại Việt Nam, việc thả diều cũng được đa số người dân ủng hộ và ưa chuộng. Mỗi năm, nhiều lễ hội liên quan đến hoạt động này cũng được tổ chức, nổi bật nhất là Festival Diều quốc tế Vũng Tàu. Đây là lễ hội thả diều quy mô lớn nhất cả nước, bắt đầu từ năm 2009 với sự tham gia của nhiều câu lạc bộ và hiệp hội chơi diều đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.

Năm nay, festival này dự kiến tổ chức vào tháng 4 tới với chủ đề Bay cùng Việt Nam. Tuy vậy, ít ngày trước khi diễn ra sự kiện, một tai nạn xảy ra khi cháu bé 5 tuổi vướng chân vào một chiếc diều khổng lồ, bị cuốn lên cao và tử vong sau đó.

Trần Hằng (theo Kiteman)