Tổng đài đặt vé
(028)7109.7999 0868.042.042

Một vòng Hà Nội trong ngày Cách mạng tháng 8


Qua 5 địa danh gắn liền với các sự kiện lớn của 70 năm trước, du khách sẽ phần nào hiểu hơn về quá khứ hào hùng của thủ đô Hà Nội.

Quảng trường Nhà hát lớn

Trước Nhà hát lớn là quảng trường 19/8, địa điểm quan trọng trong diễn biến của Cách mạng tháng 8. Hàng chục vạn người đã tập trung trước Nhà hát lớn từ sáng sớm 19/8 để tham gia mít tinh biểu tình lật đổ chính quyền từ tay phát xít Nhật và bù nhìn tay sai.

Ngày nay, quảng trường là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Xung quanh đây là các điểm tham quan nổi tiếng. Ngoài dự sự kiện, hòa nhạc tổ chức trong nhà hát lớn, du khách sẽ có nhiều sự lựa chọn khác như bảo tàng lịch sử quốc gia, bảo tàng cách mạng…

Bắc Bộ Phủ

Nằm không xa quảng trường Nhà hát lớn, đối diện vườn hoa con cóc và ngân hàng Việt Nam, Bắc Bộ Phủ là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc Pháp. Dưới thời Pháp thuộc, đây là nơi đặt trụ sở chính quyền Bắc Kỳ. Tòa nhà được quân dân ta giành lại trong cao trào Cách mạng tháng 8 và trở thành nơi làm việc của Chính phủ lâm thời.

11899363-1063492253675859-8355-7149-2382

Bắc Bộ Phủ xưa giờ đã thành nhà khách chính phủ. Ảnh: Minh Đức.

Với thiết kế đẹp và vị trí trung tâm, Bắc Bộ Phủ (nay là nhà khách chính phủ) là địa điểm ưa thích cho những người đam mê chụp ảnh. Đi ngang qua đây, du khách dễ bị cuốn hút vì vẻ đẹp cổ kính của tòa nhà trước bao biến cố lịch sử.

Quảng trường Ba Đình

Sau 14 ngày tổng khởi nghĩa, 2/9/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đình. Đây là văn kiện có tính chất quan trọng, khai sinh ra nước Việt Nam, một dân tộc anh hùng, độc lập và có chủ quyền lãnh thổ toàn vẹn.

Ngày nay, quảng trường Ba Đình luôn là điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước vì tập hợp nhiều công trình mang giá trị lịch sử như lăng Bác, Phủ chủ tịch, chùa Một Cột, bảo tàng Hồ Chí Minh. Hàng ngày, nơi đây còn diễn ra nghi lễ chào và hạ cờ, thu hút đông người đến xem.

Vườn hoa con cóc

Vào ngày 20/8/1945, Ủy ban nhân dân chính quyền Bắc Bộ, đại diện cho chính quyền cách mạng lâm thời đã ra mắt tại vườn hoa Con Cóc. Đây là một sự kiện lớn đánh dấu sự thay đổi cơ quan cầm quyền tại Việt Nam và Hà Nội.

11907070-1063492340342517-3332-9970-2033

Đài phun nước ở vườn hoa con cóc. Ảnh: Minh Đức.

Mặc dù được đổi tên thành vườn hoa Diên Hồng từ sau năm 1945, người dân Hà Nội vẫn quen gọi là “vườn hoa con cóc” vì trung tâm vườn có các con cóc bằng đồng gắn vòi phun nước lên trụ đá. Đây chính là điểm nhấn nổi bật của công trình cùng với hình tượng điêu khắc rồng đá, lẫn trong màu xanh của rêu phong thời gian.

Làng Vạn Phúc

Tại ngôi làng ngoại ô Hà Nội này, bản quân lệnh Toàn quốc kháng chiến đã được đưa ra vào chiều ngày 17/8, kêu gọi nhân dân hăng hái tham gia chống quân xâm lược, lợi dụng tình thế Pháp Nhật đang giằng co nhau.

Căn nhà lưu giữ bao ký ức lịch sử đó vẫn còn nằm tại làng Vạn Phúc, Hà Đông. Với nghề dệt lụa truyền thống nổi tiếng bao đời, du khách tới tham quan làng sẽ được xem quy trình để tạo nên những tấm lụa đẹp, nhiều sản phẩm thủ công và chọn mua quà lưu niệm cho bạn bè, gia đình.

Minh Đức