Tổng đài đặt vé
0868.042.042 (028)7109.7999

Ngôn ngữ bí mật chỉ tiếp viên hàng không mới hiểu


Việc hiểu được những từ tiếp viên thường dùng có thể giúp bạn hiểu thêm về nghề nghiệp của họ, có lòng cảm thông và thấy những chuyến bay thú vị hơn.

"Senior Mama" - Mama tổng quản

Đây là từ chỉ những tiếp viên hàng không đã làm lâu năm. Họ thường là những người khó tính và là nỗi sợ của các tiếp viên mới.

Một nữ tiếp viên kể lại: "Còn nhớ lúc mới vào nghề, tôi đã nghe những câu chuyện đáng sợ về các 'mama tổng quản'. Khi biết mình sẽ bay với Blanche - một nữ tiếp viên kỳ cựu nhưng không bao giờ cười, tôi đã rất lo lắng. Nhưng rồi tôi đã lắng nghe và đặt vài câu hỏi. Cuối chuyến đi, tôi không những biết sắp xếp gọn gàng xe phục vụ, mà còn có thể nấu được cơm trong ấm cà phê". 

08f882627e2947141286f4ae171858-9564-8229

Tiếp viên trưởng luôn là những người có nhiều kinh nghiệm, tuy có thể khó tính nhưng các tiếp viên trẻ học được nhiều từ họ. Ảnh: Flickr

"Pink-eye" - Chuyến bay ngắn qua đêm

Tiếp viên hàng không thường gọi red-eye là chuyến bay dài qua đêm, khiến họ phải thức trắng. Còn pink-eye là chuyến bay ngắn hơn, cũng qua đêm nhưng chưa đến 1h sáng, nhiều khả năng họ vẫn có thể được nghỉ ngơi một nửa giấc.

"Lips and tips" - Tiếp viên phải luôn rạng rỡ

Đây là từ dùng để chỉ màu sơn móng tay và son của tiếp viên hàng không. Ý nghĩa của từ này như một lời nhắc nhở rằng dù tiếp viên làm việc 12 tiếng một ngày, ngủ 5 tiếng và ăn trong vòng 30 phút giữa các chuyến bay, gặp các hành khách say xỉn hay trong tình huống khẩn cấp, họ cũng phải giữ luôn tươi tắn, bình tĩnh, không để cho khách thấy mình mệt mỏi, xơ xác. 

15-reasons-to-date-a-flight-at-1395-4054

Dù cho áp lực công việc đè nặng, các tiếp viên hàng không vẫn thường cố gắng hết sức để tỏ ra tươi tắn, xiinh đẹp và đầy năng lượng. Ảnh: Unitedstripes

"Turn" - Đến rồi đi liền

Khi bạn hỏi một tiếp viên hàng không rằng "New York hôm nay đẹp không?" và nhận được câu trả lời "Tôi không biết, vừa đến nơi là tôi đi liền", thì nghĩa là họ đã có một chuyến đi chớp nhoáng. Từ "turn" thường được các tiếp viên sử dụng trong trường hợp này, khi họ bay tới một thành phố nào đó, không ra khỏi máy bay mà ngay lập tức bay trở lại sân bay chính.

"Flip-flop" - Lịch trình dày đặc

Đừng hiểu nghĩa của từ này như một kỳ nghỉ mát ở bãi biển (vì flip-flop là dép xỏ ngón). Đối với các tiếp viên hàng không, flip-flop là một từ nói về lịch bay dày đặc. Có thể họ vừa trải qua một chuyến bay xuyên đêm, nhưng rồi sau đó phải tiếp tục cất cánh vào 5-6h sáng hôm sau. Điều này khiến cho tiếp viên trở nên mệt mỏi và có phần xộc xệch. 

flight-attendant-27-2437-1429417794.jpg

Khi thấy tiếp viên mệt mỏi, ít tươi tắn thì có thể họ vừa trải qua một lịch trình bay dày đặc. Ảnh: Business Insider

"Hot room" - Phòng khẩn cấp

Từ này còn được hiểu là phòng tiếp viên dự trữ ở sân bay. Tại đây luôn có sẵn tiếp viên hàng không để các chuyến bay có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Nếu chuyến bay của bạn bị chậm và tiếp viên hàng không lên trễ, nhiều khả năng là cô ấy vừa được gọi từ phòng khẩn cấp 5 phút trước đó. Họ sẽ phải bay đến bất cứ nơi nào như Trung Quốc hoặc châu Phi mà không có nhiều thời gian chuẩn bị.

"UM" - Những hành khách nhí

Từ này dùng để chỉ những đứa trẻ bay một mình mà không có cha mẹ đi kèm. Chúng có thể khoảng 4 tuổi trở lên và trên một chuyến bay bạn sẽ thấy nhiều hành khách nhí như thế. Các tiếp viên hàng không có thể sẽ hối lộ bọn trẻ bằng kẹo viên M&M nếu chúng hứa sẽ ngủ trên chuyến bay. 

Tường Ý (theo Business Insider)