Quay lại vấn đề chúng ta đã nói bấy lâu nay về sai phạm thu phí ô tô trong sân bay Tân Sơn Nhất. Như chúng ta đã biết việc thanh tra trước đây của trạm thu phí này đã nêu ra sự sai phạm khi thu phí, nhưng đến hiện nay thì việc sai phạm trong khâu này vẫn tiếp tục diễn ra và chưa dừng lại, vậy tại sao vẫn hoạt động bình thường cho đến nay? Việc này vẫn cứ diễn ra thường xuyên cho đến nay, mặc dù đây là vi phạm pháp luật, nhưng tổng cục hàng không vẫn cho tiếp tục thu phí.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) cho thấy việc thu phí ôtô khi ra sân bay đến nay vẫn diễn ra bình thường.
Nhiều tài xế cho biết rất khó hiểu vì sao vào sân bay với đoạn đường ngắn, thời gian dừng ôtô chỉ tính vài phút rồi phải ra khỏi sân bay ngay nhưng phải trả tiền phí 10.000 - 40.000 đồng/xe/lượt.
Không hiểu phí gì?
Anh Nguyễn Quang Linh - tài xế xe Uber - cho biết vào sân bay đón khách, gặp phải người nước ngoài đặt đi từ sân bay đến nhà thờ Đức Bà (Q.1) với phí 60.000 đồng. Tuy nhiên, khi ra sân bay phải trả phí 10.000 đồng mà không thể nào giải thích cho người nước ngoài hiểu trả thêm tiền phí này là gì.
"Tôi không hiểu vì sao phải thu phí như vậy vì quãng đường quá ngắn, nhiều khi chúng tôi bị mất tiền vì gặp phải nhiều khách không hiểu nên không trả tiền phí này" - anh Linh nói.
Một tài xế khác đón khách đi từ sân bay về đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình) đoạn đường rất ngắn cũng phải trả phí, khách phản ứng nhưng không biết giải thích ra sao.
Ông T.M.T., giám đốc công ty vận tải xe đưa khách từ sân bay Tân Sơn Nhất - Vũng Tàu, cho biết cũng mệt mỏi vì phí ra vào sân bay được tính theo giờ khiến việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Ông T. cho biết ngoài tiền thuê chỗ đậu xe tại sân bay với 15 triệu đồng/tháng, mỗi ngày công ty ông có 10 lượt xe ra vào đón khách với xe du lịch 16 chỗ ngồi bị thu phí mỗi lượt 40.000 đồng, sau hai giờ tính thêm 20.000 đồng/xe.
Ông T. tính ra mỗi tháng tốn hơn 13 triệu tiền phí sân bay khiến doanh nghiệp phải gánh thêm khoản phí không rõ ràng này và không biết thu đến bao giờ mới ngưng. Còn tại sân bay Phú Quốc, xe 4 chỗ là 15.000 đồng/lượt và xe 7 chỗ là 20.000 đồng/lượt.
Vi phạm nghiêm trọng
Theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về hoạt động của ACV trong hai năm 2014 và 2015 cho thấy ACV đã ký 803 hợp đồng cho thuê mặt bằng nhà ga với tổng diện tích 120.221m2, tổng số tiền thu về 701 tỉ đồng.
Tất cả trường hợp này đều được thực hiện bằng hình thức chỉ định thầu, không qua đấu thầu, đấu giá công khai.
Đồng thời, Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện nhiều vi phạm của ACV trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất cũng như thu dịch vụ phi hàng không. Ngoài ra ACV còn sai phạm trong việc lạm thu, thu không đúng quy định đối với một số giá dịch vụ phi hàng không.
Đáng chú ý, hiện có tới 21 trong tổng số 22 sân bay do ACV quản lý đang thu tiền dịch vụ sử dụng đường dẫn vào sân bay với các ôtô đưa, đón trả khách (không sử dụng dịch vụ giữ xe; chỉ tạm dừng dưới 3 - 5 phút để đón, trả khách) với mức giá vé lượt 7.000 - 30.000 đồng và vé tháng 600.000 - 1.650.000 đồng.
Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ 1-1-2012 đến 31-12-2015, tổng doanh thu từ việc thu phí ra vào 19 sân bay là 551 tỉ đồng. Thanh tra Chính phủ khẳng định việc thu này mang lại lợi ích cho ACV, cho Nhà nước (khi ACV chưa cổ phần hóa, ACV cổ phần hóa năm 2016), nhưng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho hành khách và hiện chưa có hướng khắc phục triệt để.
Vẫn tiếp tục thu phí
Ông Lê Mạnh Hùng - tổng giám đốc ACV - cho biết đơn vị này đã làm báo cáo giải trình gửi Bộ GTVT và Chính phủ về các nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ. Vừa qua, Chính phủ giao cho Bộ GTVT chủ trì phối hợp Bộ Tài chính xem xét và có những nhìn nhận cụ thể về việc này.
Ông Hùng cho biết Nhà nước giao thì tất cả hạ tầng ACV phải có trách nhiệm đầu tư, sửa chữa và đảm bảo công trình để phục vụ cho khách đi vào.
Vì sao Thanh tra Chính phủ đã nêu thu sai mức phí ra vào sân bay nhưng ACV vẫn tiếp tục thu? Ông Hùng cho rằng việc thu phí đối với ôtô dừng 3 - 5 phút tại sân bay nhằm bù đắp chi phí duy tu bảo dưỡng và duy trì hoạt động tại đường nối.
Đường hay cầu vượt nối đường giao thông công cộng với khu vực hàng không hiện nay do doanh nghiệp đầu tư. Kể cả trước đây do Nhà nước đầu tư, sau quá trình sử dụng cũng cần chi phí để duy tu bảo dưỡng, chưa kể hệ thống biển báo hướng dẫn, điện, nước và nhân lực duy trì an ninh trật tự trên đường nối đó cũng cần chi phí.
Theo ông Hùng, khoản thu chỉ bù đắp phần nào, trên thực tế chi phí duy tu các đoạn đường nối rất lớn. Đồng thời, khoản thu này như là một cách để đảm bảo an ninh, điều tiết xe cộ chạy vào trong sân bay. Khi đưa vào hoạt động cần chi phí để duy tu, sửa chữa bảo dưỡng, duy trì hệ thống trang thiết bị kỹ thuật rồi con người để đảm bảo an ninh trật tự...
Ông Hùng nói nếu không thu phí, xe cộ sẽ đi vào rất nhiều có thể gây ùn tắc giao thông quanh khu vực nhà ga và đây không phải là kinh doanh, đây chỉ là thu phí nhằm bù đắp các chi phí duy trì hoạt động (?!).
Với nhiều ý kiến cho rằng ACV tự đưa ra khung giá rồi thực hiện thu phí không rõ mục đích đầu tư và thời gian thu, ông Hùng cho biết đơn vị sẽ tiếp tục thu phí ôtô ra vào sân bay, nhưng mức giá thu này sẽ điều chỉnh cho phù hợp với biến động thị trường.
theo tuoire.vn
ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY CHÍNH THỨC BẢO GIA TRẦN
Tổng đại lý vé máy bay quốc tế và quốc nội
VP Chính: 80 Bàu Cát 2, Phường 12, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Các Chi nhánh:
316 - 315 Nguyễn Thị Tú, P. Bình Hưng Hoà, Q. Bình Tân, TP. HCM
20 Hoàng Tích Trí, P.Thuận Phước, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Điện thoại: 02871.097.999
Hotline: 0961.645.645
xem thêm : làm đại lý vé máy bay , vé máy bay tết 2018 .