Tổng đài đặt vé
0868.042.042 (028)7109.7999

Tiết lộ thông tin khách hàng có thể bị phạt tù


Về vấn đề làm lộ thông tin của khách hàng khi đi máy bay, đây là điều mà khiến cho rất nhiều khách hàng cảm thấy khó chịu và rất phiền phức khi bị rất nhiều người làm phiền. Việc tiết lộ thông tin khách hàng có thể bị phạt hành chính lên đến 200 triệu đồng, và sẽ phạt 7 năm tù đối với những hành khi tiết lộ thông tin khách hàng và gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là điều mà nhiều khách hàng không thích và rất mong có sự đi điều tra của các cơ quan chức năng.

Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam cho biết sẽ phối hợp với cơ quan để làm rõ, ngăn chặn tình trạng làm lộ thông tin khách hàng đi máy bay. Và sẽ có hướng xử lý hành chính, hình sự những đối tượng có hành vi mua bán, trao đổi, sử dụng trái phép thông tin khách hàng đi máy bay.

Phạt tù cao nhất 7 năm
LS Nguyễn Thành Công (thuộc Đoàn LS TP.HCM) cho rằng thông tin mà khách hàng cung cấp cho hãng hàng không là thông tin cá nhân, riêng tư và phải được bảo mật. Việc sử dụng các thông tin này mà không được phép của chủ sở hữu là hành vi trái pháp luật. Tùy theo mức độ thiệt hại của chủ sở hữu thông tin mà có thể truy cứu trách nhiệm hành chính, dân sự hay hình sự cho việc sử dụng thông tin cá nhân trái phép này.
 
Theo LS Công, xuất phát từ quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân… được quy định tại Điều 21 Hiến pháp 2013 thì quyền riêng tư là một trong những quyền nhân thân cực kỳ quan trọng đối với mỗi cá nhân và trở thành một nguyên tắc hiến định ở nước ta trong xu hướng bảo vệ quyền con người trên thế giới.
 
 
Đồng thời quy định này cũng được ghi nhận tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
 
Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
 
LS Công khẳng định, để cụ thể hóa các quyền hiến định và thể hiện sự nghiêm khắc thì pháp luật hình sự đã điều chỉnh bằng tội danh quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự hiện hành tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật; mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó tức là xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
 
Gây hậu quả nghiêm trọng phạt tù cao nhất 7 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến hai 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
 
LS Công lưu ý thêm người thực hiện hành vi mua bán, trao đổi sử dụng trái phép thông tin khách hàng đi máy bay qua mạng máy tính để bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh này phải gây hậu quả nghiêm trọng đến dưới 200 triệu đồng, được hướng dẫn tại khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 10/2012/ TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTC-TANDTC.
 
theo thanhnien.vn