Ngành hàng không của Việt Nam đang ngày càng một đi lên và có thể sẽ vươn tâm đến quốc tế và sẽ có nhiều nước trên thế giới sẽ biết rõ hơn vef ngành hàng không của Việt Nam chúng ta. Công ty cổ phần Hàng không VietJet đang trong quá trình đàm phán để trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ngoại.
Theo Bloomberg, VietJet kiểm soát hơn 40% thị phần hàng không trong nước và đang tìm cách nhận thêm vốn sau kế hoạch mua máy bay hàng tỉ USD. Nhà sáng lập kiêm CEO VietJet Nguyễn Thị Phương Thảo cho hay: “Chúng tôi được một số sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài như Sàn giao dịch London, Hồng Kông và Singapore tiếp cận. Họ thể hiện sự quan tâm về cổ phiếu công ty”. CEO VietJet nói thêm bà sẽ gặp thành viên các sàn giao dịch chứng khoán ở New York (Mỹ) vào cuối tuần này.
Kế hoạch của hãng bay có giá trị 41.000 tỉ đồng, tương đương 1,8 tỉ USD, được lên giữa lúc chính phủ Việt Nam nới lỏng nhiều quy định, cho phép đầu tư nước ngoài nhiều hơn vào thị trường hàng không. Hãng được Bloomberg gọi là “hãng hàng không bikini” được cổ đông chấp thuận tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 30% lên 49% hồi tháng 4.2016.
“Niêm yết ở nước ngoài và tại các thị trường lớn sẽ giúp chúng tôi tiếp cận nhiều nguồn vốn hơn, tăng cường giao dịch cổ phiếu và mở rộng danh sách nhà đầu tư. Chúng tôi không giấu kỳ vọng trở thành công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết ở nước ngoài của mình”, bà Thảo chia sẻ.
Cổ phiếu VietJet tăng 0,8% lên mức 127.800 đồng hôm 29.5 tại TP HCM, mức tăng lớn nhất trong hai tuần qua. Cổ phiếu hãng tăng 51% kể từ khi bắt đầu được giao dịch cách đây ba tháng, nhiều hơn so với mức tăng 6,4% của chỉ số Bloomberg Asia Pacific Airlines.
Dù VietJet thể hiện tốt ở Việt Nam, công ty vẫn vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt với nhiều hãng bay lớn khác như hãng hàng không giá rẻ AirAsia, Cathay Dragon của Cathay Pacific’s, theo Giám đốc Tyler Cheung của hãng ACB Securities tại TP.HCM.
VietJet khởi động từ sáu năm trước, có 136 nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 26% cổ phần doanh nghiệp. CEO VietJet hiện nắm hơn 60% cổ phần công ty một cách trực tiếp và thông qua các thực thể, doanh nghiệp khác. Việc tăng sở hữu nước ngoài của VietJet sẽ cần được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chấp thuận vì hàng không được xem là một ngành công nghiệp hạn chế, với giới hạn sở hữu hiện thời là 30%. Bà Thảo cho biết công ty đã nộp đơn xin xem xét.
Hãng bay giá rẻ dự báo lợi nhuận tăng 36% trong năm nay từ mức 2.500 tỉ đồng năm 2016. Công ty muốn phục vụ 17 triệu hành khách năm 2017, tăng từ mức 15 triệu hành khách năm ngoái. Đối thủ lớn nhất của VietJet là Vietnam Airlines, hãng bay quốc gia sở hữu 70% hãng bay giá rẻ Jetstar Pacific Airlines. Vietnam Airlines cũng sở hữu Công ty Dịch vụ Hàng không Việt Nam (Vasco).
theo thanhnien.vn
Xem thêm: LÀM ĐẠI LÝ VÉ MÁY BAY